Mục Lục
Gà bị ké chậu không quá nguy hiểm nếu bạn chỉ nuôi gà lấy thịt hoặc trứng. Tuy nhiên, với những chiến kê chuyên chinh chiến tại các đấu trường, ké chậu mang đến không ít rắc rối. Nếu quan tâm đến bệnh lý này và tò mò về cách điều trị, đừng bỏ qua một số chia sẻ của Boga388 trong bài viết hôm nay nhé.
Dấu hiệu cho biết gà bị ké chậu
Gà chọi có chân sưng tấy, um mủ hoặc chảy máu, di chuyển khó khăn, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy chiến kê bị ké chậu. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, những vết thương không lành trên chân gà không có gì đáng ngại. Tuy nhiên sâu bên trong lại là mụn mủ, hoại tử khiến gà đi cà nhắc. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, gà không thể đi lại bình thường thậm chí không thể cử động một chân.
Thông thường, với mục đích nuôi gà thương phẩm, người ta sẽ không quá để tâm đến các dấu hiệu của bệnh ké chậu. Thậm chí, bệnh lý này cũng không được chú trọng chữa trị bởi không lây lan và ít khi ảnh hưởng đến tính mạng của gà.
Tuy nhiên với những sư kê nuôi gà chọi, ké chậu lại là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không xử lý sớm khi mới xuất hiện các triệu chứng, khả năng thi đấu của chiến kê sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến gà bị ké chậu
Gà bị ké chậu có thể do vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus. Chỉ cần lòng bàn chân của gà bị xước, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Dưới đây là những lý do khiến chân gà bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến tình trạng mưng mủ:
- Khi tham gia chọi gà, chiến kê bị cựa sắt của đối thủ làm tổn thương. Phần chân không được vệ sinh sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
- Gà được chăn thả dẫm phải các vật sắc nhọn như dây kẽm gai, mảnh sứ, đinh vít,…
- Môi trường sống của gà không được vệ sinh, khiến vi khuẩn Staphylococcus phát triển.
- Chế độ ăn uống không hợp lý khiến gà thiếu Vitamin A, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có ké chậu.
Phương pháp điều trị bệnh ké chậu ở gà
Gà bị ké chậu không lây lan tuy nhiên có thể gây thương tật vĩnh viễn. Để triệt để điều trị chứng bệnh này, bạn nên tham khảo một số hướng dẫn sau:
Sử dụng các phương pháp dân gian điều trị gà bị ké chậu
Một trong những phương pháp điều trị gà bị ké chậu hiệu quả và tiết kiệm nhất chính là sử dụng các bài thuốc dân gian. Với mỗi triệu chứng khác nhau, sư kê lại có thể áp dụng các công thức đơn giản để điều trị tận gốc.
Cụ thể, với ké chậu kín, vết thương không để lộ phần xương, hãy sử dụng hỗn hợp vôi và mật ong theo tỷ lệ 1:1. Tính sát khuẩn của vôi, kháng sinh của mật ong sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Với bài thuốc này, bạn hãy kiên trì bôi vào vết thương 2 lần/ngày. Trong thời gian đầu, bạn có thể phát hiện phần chân gà sưng to. Tuy nhiên chỉ sau một tuần hoặc 10 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Với gà bị ké chậu hở, thay vì sử dụng vôi, mật ong, bạn hãy ngâm chân gà trong dung dịch rượu pha muối tinh. Sau khoảng 10 – 15 lần ngâm, gà sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, không còn các triệu chứng của bệnh ké chậu.
Điều trị bệnh ké chậu bằng thuốc
Hiện nay, vẫn chưa thể tìm được thuốc đặc trị gà bị hé chậu. Tuy nhiên các bác sĩ thú y sẽ thường đề xuất sư kê sử dụng kháng sinh đường uống và diệt khuẩn đường bôi.
Ngoài các loại thuốc giúp giảm thiểu triệu chứng, điều trị bệnh, gà bị ké chậu cũng nên được bổ sung vitamin. Bằng cách này, sức đề kháng của chiến kê sẽ được cải thiện, thời gian điều trị cũng sẽ không còn kéo dài.
Tiểu phẫu cho gà bị ké chậu
Nếu các triệu chứng ké chậu không thuyên giảm sau khi đã sử dụng thuốc, bạn nên tìm đến các biện pháp phẫu thuật. Sư kê hoàn toàn có thể tự thực hiện tiểu phẫu tại nhà nếu tuân thủ những hướng dẫn sau:
- Bước 1: Vệ sinh dụng cụ thực hiện tiểu phẫu cũng như chân gà. Đặc biệt, hãy sử dụng nước muối để làm sạch khu vực cần phẫu thuật.
- Bước 2: Xác định khu vực cần thực hiện tiểu phẫu. Nhiệm vụ của bạn là loại bỏ ké chậu bằng các đường mổ hình cung.
- Bước 3: Sử dụng dao chuyên dụng để mổ ké chậu. Lưu ý, cần thực hiện thao tác dứt khoát, loại bỏ các phần mưng mủ từ ngoài vào trong. Đặc biệt, cần lấy sạch mưng mủ để tránh tái phát.
- Bước 4: Sát trùng toàn bộ chân gà bằng etericyn VF sau đó dùng băng y tế để xử lý vết thương. Nên nuôi nhốt gà sau tiểu phẫu trong môi trường sạch sẽ và thay băng gạc, sát trùng hàng ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.
Lưu ý, trong quá trình mổ ké chậu, cần thực hiện thao tác dứt khoát, nhanh chóng để tránh làm đau gà. Sau khi thực hiện tiểu phẫu, cần bồi bổ cho gà bằng vitamin dạng uống. Ngoài ra, nên thêm kháng sinh vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng.
Một số lưu ý phòng bệnh ké chậu ở gà
Gà bị ké chậu ngay cả khi đã tiểu phẫu cũng có thể để lại thương tật vĩnh viễn. Để hạn chế tình huống xấu nhất, ngay từ đầu, sư kê cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Và dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc, nuôi dưỡng chiến kê bạn cần thuộc nằm lòng:
- Đảm bảo môi trường sống, chuồng trại của gà luôn vệ sinh, thoáng mát. Bạn nên sát khuẩn, khử trùng chuồng trại thường xuyên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Dọn dẹp chuồng trại và loại bỏ các vật sắc nhọn có thể gây thương tật cho gà.
- Hạn chế để gà bay hoặc leo lên những vị trí quá cao. Bởi một số chiến kê có thể mắc sai lầm khi tiếp đất, dẫn đến chân bị thương, mưng mủ.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà để tăng sức đề kháng. Ngoài khẩu phần ăn phong phú, bạn cũng nên bổ sung vitamin dạng uống cho gà.
- Ngay khi phát hiện gà bị thương ở chân, hãy xử lý ngay vấn đề bằng cách sử dụng thuốc sát trùng, kháng sinh.
Lời kết
Gà bị ké chậu có thể đối diện với nguy cơ thương tật vĩnh viễn. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của thú y và áp dụng các bài thuốc, biện pháp được đề cập trong bài viết,và cập nhật thêm những kiến thức nuôi gà tại Boga388. Chúc bạn phòng và chữa bệnh ké chậu ở gà thành công, đảm bảo chiến kê luôn dũng mãnh, khỏe mạnh.